Top Ad unit 728 × 90

Tin mới

recentposts

Tọa đàm “Giải vây cho thị trường nhà đất”

Chiều ngày 1/11, báo Người Lao Động tổ chức tọa đàm “Giải vây cho thị trường nhà đất” với sự tham gia của đại diện Hiệp hội Bất động sản (BĐS) Tp.HCM, các chuyên gia kinh tế, ngân hàng và doanh nghiệp BĐS.

Dưới đây là ý kiến của nhiều đại biểu tham dự buổi tọa đàm.


Theo ông Nguyễn Đình Xê, Ủy viên Ban biên tập Báo Người Lao Động: BĐS là vấn đề nóng không chỉ của TPHCM mà cả nước. Báo Người lao động đã và đang có những loạt bài nhằm góp ý kiến của mình cùng các nhà kinh tế, doanh nghiệp nhằm giải quyết những vấn đề người dân quan tâm. Hy vọng tọa đàm sẽ có những đáp ứng, kiến giải cho vấn đề thời sự BĐS hiện nay.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM cho biết, thị trường BĐS đang cực kỳ khó khăn, trước đây các ngân hàng chỉ nói con số dư nợ tín dụng BĐS khoảng 240.000 tỉ đồng nhưng mới đây khai mạc Quốc hội Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói rằng con số này lên tới 1 triệu tỉ đồng. Nợ xấu theo đánh giá của Ngân hàng (NH) Nhà nước là khoảng 6% và có xu hướng tăng lên theo thời gian. Lần đầu tiên trong Quốc hội có ý kiến trái chiều, một mặt: dư nợ đảm bảo cho các khoản vay đang bị mất giá nên nguy cơ vỡ trận rất lớn, những nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, do có lợi ích nhóm nên tài sản khoản vay định giá gấp nhiều lần.


Nguyễn Phụng Thiều, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sài Gòn Gia Định: Tôi mong rằng chúng ta hãy bắt tay vào làm, vì chúng ta nói quá nhiều rồi. Về chính sách giải cứu, chúng ta phải nói cụ thể từng trường hợp nào. Để có chính sách giải cứu cụ thể nên xoáy vào từng dự án cụ thể như ở TPHCM và Hà Nội: chọn lọc từng dự án và nên giải cứu từ đâu, không nên nói chung chung. Với từng dự án, nên kiểm tra thực tế xem cần giúp đỡ những gì: vay NH bao nhiêu, tài sản thế chấp bao nhiêu? Còn nếu lấy ngân sách giải cứu BĐS tôi không đồng tình và người dân cũng không đồng tình. Quốc hội và Chính phủ đều xác định BĐS đang rất nguy và phải giải cứu. Đã đến lúc cần phải giải cứu.

Đối với cạnh tranh nhà ở xã hội: Nhà nước đang đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội mà chưa giải phóng mặt bằng, thiếu vốn. Hiện TPHCM có 40 dự án thương mại đang gặp khó khăn có thể điều chỉnh thiết kế lại chuyển sang nhà ở xã hội, không tốn tiền thuê đất, tiền giải phóng mặt bằng. Nay có thể thí điểm vài dự án chuyển từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội.


Ông Trương Văn Phước, Tổng Giám đốc NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

Ông Trương Văn Phước, Tổng Giám đốc NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank): Trước Quốc hội, Thống đốc báo cáo NH Nhà nước đã có đề án xử lý nợ xấu. Có một số thông tin nhầm lẫn về xử lý nợ xấu ở Việt Nam và các quốc gia khác ở Nhật Bản. Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật nói rằng, Bộ Tài chính Nhật phải lấy tiền ngân sách ra để xóa nợ cho các NH thương mại Nhật. Theo tôi, các NH phải sử dụng dự phòng chung để xử lý nợ. Cơ chế dự phòng chung và cơ chế dự phòng đầy đủ chúng ta có thể xử lý bước đầu nợ xấu của hệ thống NH. Nợ xấu khoảng 202.000 tỉ đồng, nếu dự phòng 70.000 tỉ đồng sẽ giảm nợ xấu nhưng sẽ làm chi phí của hệ thống NH tăng lên và lợi nhuận giảm. Tôi cho rằng, nếu hệ thống NH Việt Nam nếu dùng cơ chế này sẽ làm lợi nhuận hệ thống các NH thương mại giảm nhưng thế giới sẽ nhìn vào một nền kinh tế mới nổi mà các NH không hiệu quả, nhà đầu tư nước ngoài sẽ rút chạy. Vì vậy, nếu xử lý 90.000 tỉ nợ đọng của ngân sách đối với các công trình xây dựng cơ bản thì nợ đọng sẽ không còn, tồn kho giảm dần. Sau khi xử lý công nợ dây dưa trong xây dựng cơ bản, hàng tồn kho giảm sẽ làm cho nợ xấu giảm.

Bà Lê Thúy Hương, Tổng Giám đốc Công ty Phú Hưng Gia: Các biện pháp đều nhằm mục đích giảm hàng tồn kho. Hơn lúc nào hết, doanh nghiệp muốn bán được sản phẩm. Phải bán được hàng và doanh nghiệp thu được tiền trả cho nhà cung cấp, nhà cho NH. Tại sao có lượng hàng tồn kho quá lớn như hiện nay? Theo tôi, bởi giá quá cao so với mặt bằng chung thu nhập của người lao động, vị trí căn hộ quá xa nên dù rẻ vẫn không bán được vì cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ… Lãi vay NH quá cao khiến người mua không dám vay NH. Diện tích căn hộ quá lớn, vượt quá nhu cầu của người dân. Trong khi căn hộ chỉ khoảng 50m2 bán hết nhanh còn căn hộ 100m2 ế dài… Vì vậy, nhà nước cần để doanh nghiệp quyết về diện tích căn hộ, chỉ cần khống chế trên 40m2. Một điều nữa là chủ đầu tư không uy tín, do chủ đầu tư hứa với dân: Chất lượng công trình tốt nhưng lại bớt xén, không uy tín, làm mất lòng tin. Doanh nghiệp làm ra sản phẩm rất khó bán lần 2. Nội thất căn hộ không theo chủ yếu nhu cầu người dân mà lại dựa vào yếu tố chủ quan của chủ đầu tư. Phí chung cư quá cao. Vì vậy, doanh nghiệp nên có những giải pháp mà theo tôi quan trọng là giảm giá thành sản phẩm.

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó Giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành, cho rằng tồn kho BĐS là nguyên nhân chính. Nhưng vì sao tồn kho BĐS nhiều? Phải chăng do những năm qua, mọi người sống trong ảo tưởng? “Tất cả mọi chuyện giống như con bò tùng xẻo, trước đây tín dụng dồi dào, số tiền đầu tư dư dả quá nên ai cũng đổ vào chứng khoán, BĐS nhưng không phải xây căn hộ nhỏ cho người có nhu cầu ở mà chỉ là cung cấp cho nhà giàu, mua đi bán lại” - ông Đực thẳng thắn.

Trong khi đó, ông Lê Hữu Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Lê Thành, cho biết thị trường căn hộ đang rất bi đát. Có dự án giá thành căn hộ của Lê Thành gần 13 triệu đồng/m2, công ty bán chỉ 11,9 triệu đồng mà khách hàng vẫn không chịu mua. Theo ông Nghĩa, thực tế căn hộ tồn kho hiện nay nhiều, một phần do lỗi của chính DN không tìm hiểu trước khi đầu tư.

Ngay cả cơ quan Nhà nước cũng không có dự báo chính thức nào về thị trường BĐS, số lượng căn hộ, nhu cầu thị trường… “Năm 2010, công ty đầu tư dự án vào quận Bình Tân, tôi đến phòng đô thị quận tìm hiểu mới tá hỏa khi thấy đang có đến 100.000 căn hộ trên giấy từ các dự án” - ông Nghĩa nói.

Theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc Bộ phận đầu tư Công ty Nghiên cứu Savills, giá các sản phẩm BĐS hiện tại so với GDP của người Việt Nam là quá cao. Thế nên các sản phẩm BĐS đã giảm giá đáng kể mà thị trường vẫn đóng băng. “Lãi suất từ 13%/năm tăng lên 24%/năm chỉ trong vài tháng đã vượt quá tầm kiểm soát thu nhập của người dân để trả tiền căn hộ đã mua” - TS Khương lý giải.

(Theo NLĐ)
Nguồn:Batdongsan.com.vn

Tọa đàm “Giải vây cho thị trường nhà đất” Reviewed by Unknown on 07:09 Rating: 5
All Rights Reserved by Mua bán cho thuê căn hộ , biệt thự TP HCM © 2014 - 2015
Designed by Sweetheme

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.